Connect with us

Tác giả

Thuận – người thoải mái ‘đu đưa’ giữa các nền văn hóa

Sống tại Pháp nhưng tác phẩm của Thuận có đóng góp cho văn chương đương đại Việt Nam.

Nhà văn Thuận (Đoàn Ánh Thuận) sinh ở Hà Nội, có một thời gian theo gia đình sống ở Sài Gòn, rồi quay lại Hà Nội, học đại học tại Nga, làm cao học tại Pháp, hiện chị định cư tại Pháp.

Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống. Chỉ cần đọc tên một số tác phẩm của Thuận, những Made in Vietnam, rồi Chinatown, Paris 11 tháng 8, hay Thang máy Sài Gòn… đã thấy sự đa dạng văn hóa hiện diện.

Các tác phẩm của Thuận xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Các tác phẩm của Thuận xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Ăn phô mai như ăn mắm tôm

Có mặt tại Hà Nội hè này, Thuận dành một buổi giao lưu với độc giả của mình tối 15/7 với chủ đề “Cùng Thuận đu đữa giữa các nền văn hóa”. Nhà văn Lê Minh Hà – khách mời, người đặt tên cho chương trình – giải thích, “đu đưa” là từ thể hiện tâm thế hớn hở, thư thái, vui sướng của người viết văn.

Với một người sống kỹ với nền hóa khác (Pháp) mà vẫn quay về với tiếng Việt đó là điều đáng nể. “Đu đưa giữa các nền văn hóa” như biểu lộ câu chuyện bếp núc của nhà văn, khi nhà văn sống giữa các nền văn hóa, liệu có “đu đưa” không, tâm trạng của nhà văn thế nào, tâm thế ra sao?…

Trả lời cho câu hỏi trọng tâm chương trình, Thuận thẳng thắn: “Tôi sống ở nền văn hóa Pháp hoàn toàn khác Việt Nam, nhưng không có gì khó khăn, có thể do tôi học tiếng Pháp từ khi còn rất nhỏ. Tôi ra nước ngoài từ nhỏ, nên sống ở Pháp không có gì cản trở”.

Khi mang trong mình nhiều nền văn hóa, với Thuận điều đó chẳng có gì để mất hay gặp khó khăn, bởi chị có thể “ăn phô mai như ăn mắm tôm”. Ngược lại, điều ấy giúp Thuận vừa có độc giả Việt lại có cả độc giả Pháp. Sống ở Pháp, nếu có điều gì tiếc với Thuận, thì đó là “tôi không được ở trực tiếp trong hiện thực Việt Nam”.

“Tuy không ở Việt Nam, tôi có thể nhìn Việt Nam từ một khoảng cách xa, tôi có thể nhìn được những cái mà những người sống trong đó không nhận ra. Tôi hy vọng như vậy”, Thuận nói.

Trong các tiểu thuyết của Thuận thường gắn với những sự kiện có độ lùi lịch sử nhất định. Điều đó khiến một vài ý kiến cho rằng, có lẽ do không trải nghiệm hiện thực Việt Nam, không đắm mình trong không khí ở đây nên chị thường bỏ qua hiện thực mà tìm đến sự kiện lịch sử.

Thuận bác bỏ quan điểm đó, bởi “Nếu bạn chỉ dùng một trải nghiệm của bạn để sống, thì bạn chỉ có thể viết được một tác phẩm mà thôi. Trải nghiệm của nhà văn là trải nghiệm bạn có thể chứng kiến, quan sát, suy ngẫm… từ đó bạn có thể hiểu được người xung quanh”.

Tới nay, di dân là đề tài mà Thuận quan tâm nhất.. Ảnh: FB nhân vật.

Tới nay, di dân là đề tài mà Thuận quan tâm nhất.. Ảnh: FB nhân vật.

Dẫn chứng đơn giản nhất có thể thấy Thuận là nữ giới, nhưng nhân vật chính của chị thường là nam giới. Với Thuận, trải nghiệm lớn nhất là trải nghiệm viết. Thuận sống xa Việt Nam, nhưng chị có cách nhìn khác về Việt Nam; cũng giống như Thuận là người gốc Việt nên có cách nhìn khác về người Pháp nhìn về Pháp.

“Tôi nhìn về Pháp khác với những gì trên tiểu thuyết, trên phim, khác những gì lấp lánh bảo tàng Lourve, tháp Eiffel mà bạn thấy qua các cuộc du lịch, trong nghệ thuật của người Pháp. Tôi muốn để người khác nhìn nước Pháp qua con mắt một người di dân như tôi”, Thuận nói.

Bởi vậy, độc giả Pháp đọc Chinatown (Phố Tầu), họ mới ồ hóa ra người di dân khó khăn như nào để có giấy tờ ở lại, họ phải đương đầu với nền hành chính quan liêu ra sao; hoặc ở  Paris 11 tháng 8, trận nắng nóng làm mấy chục nghìn người cao tuổi qua đời trong 1 tuần, là sự kiện chính người Pháp không muốn nhìn nhận, nhớ lại.

Khi mang trong mình nhiều nền văn hóa, Thuận có điều kiện viết về di dân. Thuận bảo di dân là đề tài tâm huyết nhất của chị. “Tôi muốn đi sâu hơn vào đề tài này. Trong văn học Pháp đó là đề tài ít được khai thác. Người Pháp có rất nhiều thuộc địa nhưng lại rất ít viết về di dân. Đã đến lúc người Pháp hiểu di dân có quan trọng như thế nào với người Pháp”, Thuận nhận định. Trong tác phẩm của mình, Thuận không chỉ viết về vấn đề di dân của người Việt, mà có sự xuất hiện của người Latin, người Hoa…

Theo nhận định của nhà văn Lê Minh Hà, văn học viết về đề tài di dân của Việt Nam trước đó đã có rồi, điển hình như tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ. Tuy nhiên, Lê Minh Hà đánh giá, tới tác phẩm của Thuận mới có nhân vật di dân đúng nghĩa.

“Nếu ta hiểu di dân đồng nghĩa với bi kịch, ta thấy văn học Việt đã có rồi. Nhưng nếu di dân là chỉ vật vã với cơm áo, bị chồng đánh, chồng bỏ… thì ta đã chẳng ngồi đây để bàn về tác phẩm của Thuận. Cô ấy đưa ra mẫu người di dân mới, là những người không từ bỏ quá khứ, có khả năng hòa nhập người bản xứ, nhưng họ không giống người bản xứ, họ lớn hơn người bản xứ, bởi họ sống giữa hai nền văn hóa”.

Nhân vật của Thuận luôn phải trăn trở những gì đã qua, những gì đang sống, hướng tới đời sống quê nhà. Điều này gần với đời sống thế giới phẳng.

Hình thức mới là tối quan trọng khi viết tiểu thuyết

Luôn quan tâm tới vấn đề di dân, chính trị, các sự kiện lịch sử, song với Thuận khi viết tiểu thuyết, hình thức quan trọng hơn nội dung. “Tôi rất chú trọng hình thức. Nội dung là thứ tôi quan sát, chiêm nghiệm hàng ngày đi vào các ngăn bộ nhớ của tôi. Khi tìm được một hình thức tiểu thuyết thì nội dung tự đi ra theo sắp đặt của nó. Tôi buộc phải đưa ra một hình thức”, Thuận nói.

Và mỗi một tiểu thuyết là một sáng tạo, một cuộc thử nghiệm hình thức của Thuận. Paris 11 tháng 8 là tiểu thuyết trong đó không chỉ có hư cấu, mà còn có cả phi hư cấu. Tiểu thuyết đưa vào trích đoạn báo chí nói về trận nắng nóng năm 2003, mỗi một chương đều bắt đầu bằng một trích đoạn bài báo nói về trận nắng nóng đó.

Đến T Mất tích, nhân vật T mất tích ngay từ đầu, những gì tiếp theo là những suy diễn của người ta về cô ấy, về việc tại sao cô ấy mất tích, nhân vật chính không được nói 1 lời nào trong tác phẩm.

Thang máy Sài Gòn, cấu trúc tác phẩm làm sao phải có độ năng động như nhịp di chuyển của thang máy, như nhịp sống của Sài Gòn. Hay ở Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư tràn ngập số 4.

Thế còn độc giả Việt Nam của tôi thì sao?

Sống tại Pháp hơn 20 năm nay, Thuận hoàn toàn có thể viết bằng tiếng Pháp. Thực tế, chị đã dịch một số tác phẩm Pháp sang tiếng Việt như Xạ thủ nằm bắn, Ba gã cần khử, Ngôn từ, Người cha im lặng; ngay cả với những tiểu thuyết viết bằng tiếng Việt của chị khi được người khác dịch sang tiếng Pháp, chị cũng phải đọc chỉnh lại cho đúng ý.

Thế nhưng Thuận chọn sáng tác bằng tiếng Việt. Tôi không hiểu trong tôi có chia đều đặn một nửa là Việt, một nửa là Pháp hay không? Tôi viết hoàn toàn tự nhiên. Khi viết tôi không còn nghĩ đến độc giả nữa”, Thuận nói.

Chị kể: “Độc giả Pháp cũng hỏi ‘tại sao cô không viết bằng tiếng Pháp?’, lúc đó tôi thốt lên: ‘Thế còn độc giả Việt Nam thì sao? Tôi làm sao bỏ họ được’. Khi bạn viết văn bằng một ngôn ngữ, đòi hỏi ‘đúng’ là một đòi hỏi trung bình. Bạn phải tạo ra được ngôn ngữ của riêng bạn. Với tiếng Việt tôi làm được điều đó. Tôi tạo ra được thứ tiếng Việt của riêng tôi. Trong khi với tiếng Pháp tôi chưa làm được điều đó”.

Nhà văn Lê Minh Hà bảo, chị kính phục Thuận ở điểm này. “Rõ ràng Thuận có khả năng nắm bắt được trọn vẹn văn hóa phương Tây, có khả năng bơi lội giữa các nền văn hóa. Thuận hoàn toàn có thể viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, mà cô ấy chọn tiếng Việt- ngôn ngữ chỉ khoảng 100 triệu người sử dụng trên thế gian này, ít hơn so với cộng đồng Pháp ngữ. Lý do, đó là mảnh đất mình sinh ra mà sống chẳng được mấy ngày trong nó. Điều này làm cho tôi kính phục”.

Nguồn: Thu Hiền (Zing)

Đọc tiếp
Click để bình luạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tác giả

Thơ: Ta thương người như phượng rực tháng 5

Cành phượng nhỏ cháy nghiêng rủ nỗi nhớ. Cỏ cứa vào hơi ấm cũ xa xôi

Những bàn tay không giữ được bàn tay

Hong trong nắng tháng 5 đầy hụt hẫng

Những tiếng ve hát cạn tình chống chếnh

Chẳng giữ được mây trắng thoáng bay ngang

Tho: Ta thuong nguoi nhu phuong ruc thang 5 hinh anh 1 dsa.jpg

Những bàn tay không giữ được bàn tay. Hong trong nắng tháng 5 đầy hụt hẫng. Ảnh minh họa: Xuân Chính.

Ta nằm lại một mình với tháng 5

Bên dấu chân người ra đi ngày vỡ

Cành phượng nhỏ cháy nghiêng rủ nỗi nhớ

Cỏ cứa vào hơi ấm cũ xa xôi

***

Sao lại là em? Sao lại là tôi?

Sao lại là tháng 5? Sao lại là hoa phượng?

Sao vòm trời không xanh màu mơ ước?

Sao thương người từ kiếp trước chưa vơi?

Tho: Ta thuong nguoi nhu phuong ruc thang 5 hinh anh 2 hoa_phuong_do_zing_1.jpg

Sao thương người từ kiếp trước chưa vơi. Ảnh minh họa: Xuân Chính.

Tháng 5 dài như lời khát trên môi

Ta loay hoay giữa biển người xuôi ngược

Tìm bàn tay dại khờ từng vuột mất

Cho ve sầu thôi bỏng rát tiếng ăn năn…

***

Ta thương người như phượng rực tháng 5…

Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/tho-ta-thuong-nguoi-nhu-phuong-ruc-thang-5-post1082836.html)

Tiếp tục đọc

Tác giả

Dan Brown treo ngược người, Victor Hugo khỏa thân để sáng tác

Cha đẻ của “Mật mã Da Vinci” xả stress bằng cách đầy đặc biệt – treo ngược người. Trong khi đó, Victor Hugo cởi bỏ toàn bộ quần áo và nhốt mình trong phòng để tập trung hơn.

Trong quá trình sáng tác, không ít lần những nhà văn nổi tiếng rơi vào bế tắc, không tìm ra ý tưởng cho các tác phẩm của mình. Nếu Dan Brown chọn cách treo ngược người để tìm lại cảm hứng thì Gustave Flaubert không thể viết hoặc suy nghĩ trừ khi ngồi.

Vận động để lấy lại cảm hứng sáng tác

Dan Brown được biết đến với tư cách người đứng đằng sau loạt truyện trinh thám ăn khách như Pháo đài số (Digital Fortress, 1998), Thiên thần và ác quỷ (Angels and demons, 20000, Điểm dối lừa (The deception point, 2001), Mật mã Da Vinci (The Da Vinci code, 2003), Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, 2009), Hỏa ngục (Inferno, 2014), Nguồn cội (Origin, 2017)…

Tờ Guardian tiết lộ một thói quen đặc biệt của tiểu thuyết gia người Mỹ: Mỗi khi bí đề tài, Dan Brown thường… treo ngược người lên xà nhà để thư giãn và tập trung tốt hơn. Theo lời cha đẻ của Mật mã Da Vinci, cách làm này gọi là liệu pháp đảo ngược, ông cố định chân bằng dây vào thanh xà nhà, thả lỏng hai tay. Nó giúp Dan Brown cảm thấy nhẹ nhõm và sớm tìm lại cảm hứng viết.

Dan Brown treo nguoc nguoi, Victor Hugo khoa than de sang tac hinh anh 1 image.jpg

Dan Brown chọn cách treo ngược người để tập trung hơn. Ảnh: WireImage.

Brown tiết lộ thói quen kể trên đã giúp ông nghĩ ra mê cung mật mã trong tác phẩm ăn khách Thiên thần và ác quỷ.

Nhưng đó chưa phải là toàn bộ thói quen kỳ lạ của nhà văn này. Ông cho biết mình còn hay đặt một chiếc đồng hồ cát trên bàn. Sau mỗi 60 phút, Dan Brown sẽ tạm gác bản thảo sang một bên và chống đẩy, đứng lên ngồi xuống. Cách làm này nhằm giúp trí óc nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng.

Cùng thói quen như Dan Brown, một số nhà văn khác như Lionel Shriver, Philip Roth, Lewis Carroll, Winston Churchill, Charles Dickens, John Dos Passos, Virginia Woolf và Ernest Hemingway cũng lựa chọn cách thư giãn đầu óc bằng các động tác vận động nhẹ. Lionel Shriver tập thể dục còn Philip Roth đi tới đi lui. Ông từng tiết lộ mình phải đi độ nửa dặm xung quanh phòng mới viết ra được một trang bản thảo.

Chỉ nằm mới sáng tác được đến khỏa thân để viết

Truman Capote – tác giả Breakfast at Tiffany’sIn Cold Blood có thói quen đặc biệt, đó là làm việc hiệu quả khi nằm. Trong một cuộc phỏng vấn với Paris Review năm 1957, ông nói: “Tôi cực kỳ yêu thích việc nằm và không thể nghĩ được gì trừ khi nằm xuống. Tôi thường thả mình trên chiếc trường kỷ, miệng ngậm điếu xì gà. Bên cạnh là tách cà phê, ly rượu sherry hoặc Martini. Khi ấy, tôi thở từng hơi chậm rãi và nhấp nháp cảm giác thoải mái”.

Trong khi đó, cha đẻ của Madame Bovary, Gustave Flaubert chỉ có thể suy nghĩ khi ngồi làm việc. Ông thậm chí còn cho rằng nhà văn là người cần ít sự vận động hơn người bình thường.

Khi thực hiện cuốn tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris (The Hunchback of Notre Dame), Victor Hugo dành phần lớn thời gian tự nhốt mình chỉ với chiếc bút và tập giấy, không ăn uống nhiều ngày. Theo Guardian, nhiều nguồn tin cho hay ông thậm chí còn cởi bỏ toàn bộ quần áo đưa cho người giúp việc, khỏa thân đi lại trong phòng để tìm ra cách xử lý cho các trang bản thảo.

Hugo còn ra hẹn với người hầu, chỉ được trả quần áo của ông khi hoàn thành một chương tiểu thuyết. Ông làm điều này để bản thân tránh xao nhãng, tập trung hoàn thành tác phẩm để đời.

Dan Brown treo nguoc nguoi, Victor Hugo khoa than de sang tac hinh anh 2 i.jpg

Nhà văn Victor Hugo. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Trong hồi ký của mình, vợ của nhà văn viết rằng khi sáng tác The Hunchback of Notre Dame, Hugo đã mua chiếc khăn choàng dệt kim màu xám khổng lồ và cuốn nó từ đầu đến chân. Điều này khiến ông có cảm giác như bị cầm tù, bước vào thế giới tiểu thuyết mà mình dựng lên.

Stephen King – ông hoàng của dòng truyện kinh dị – có thói quen bắt đầu ngày mới bằng vitamin và trà trước khi ngồi vào bàn làm việc. Ông thường vùi đầu vào những trang bản thảo từ 8 giờ sáng. Là một người kỹ tính nên các tài liệu của Stephen King bắt buộc phải được sắp xếp ngăn nắp.

Thêm vào đó, ông còn được mệnh danh là một trong những nhà văn có sức viết khỏe và bền nhất nước Mỹ. Bởi một ngày Stephen King có thể viết liền mạch 10 trang bản thảo mà không cần sửa chữa bất kỳ câu từ nào.

Còn với Jonathan Franzen (tác giả của The Corrections – 200, Freedom – 2010, Purity – 2015, The Twenty-Seventh City – 1988, How to Be Alone – 2002…), ông tập trung vào các trang viết đồ sộ bằng cách rời xa mạng xã hội. Theo The New York Times, mỗi lần cận tập trung, Franzen sẽ bịt mắt, bịt tai để viết.

Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/dan-brown-treo-nguoc-nguoi-victor-hugo-khoa-than-de-sang-tac-post1082564.html)

Tiếp tục đọc

Tác giả

Cựu binh Điện Biên Phủ và chuyện 38 ngày đêm dưới đồi A1

Gần 90 tuổi, ký ức về những ngày đánh trận Điện Biên Phủ vẫn chưa phai mờ với ông Đỗ Ca Sơn. Câu chuyện của ông từng được viết lại trong cuốn “Người lính Điện Biên kể chuyện”.

Chiều đầu hè, tại căn chung cư ở khu đô thị hiện đại Hà Nội, ông Đỗ Ca Sơn nhớ lại những ngày hè bỏng rát 66 năm về trước. “Tôi chỉ là người lính dưới chiến hào”, ông trầm ngâm.

Ông Đỗ Ca Sơn sinh năm 1932 ở Hà Nội, là chiến sĩ Trung đoàn 174 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông trở về, đi học, rồi trở thành giảng viên tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tham gia chiến dịch, Trung đoàn của ông trên dưới 3.000 quân, đến giờ số người còn lại không nhiều. “Đồng đội đã ngã xuống xứng đáng để kể chuyện hơn tôi, nhưng họ không thể”, ông Sơn nói.

Cuu binh Dien Bien Phu va chuyen 38 ngay dem duoi doi A1 hinh anh 1 Ca_Son_zing.jpg
Ở tuổi 88, ký ức về những ngày chiến đấu ở Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên trong ông Đỗ Ca Sơn.

Vắt cơm có vị mồ hôi, máu của đồng đội

Kể chuyện chiến đấu ở Điện Biên năm xưa, ông Đỗ Ca Sơn không nói về chiến thuật, cục diện, diễn biến. Ông chỉ nói về câu chuyện của mình cùng đồng đội – những người lính đánh cứ điểm đồi A1.

Cuốn sách Người lính Điện Biên kể chuyện (Đỗ Ca Sơn kể, Kiều Mai Sơn thể hiện, NXB Kim Đồng phát hành) cũng không đề cập đến chiến dịch ở tầm vĩ mô, mà chỉ kể câu chuyện giản dị thấm đẫm nhân văn về người lính.

Đồi A1 là cứ điểm trọng yếu, như chìa khóa án ngữ Sở chỉ huy cả Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Có ý nghĩa chiến lược như vậy nên De Castries đã bố trí một lực lượng quân tinh nhuệ nơi đây. Bên cạnh đó, đồi A1 (tướng De Castries đặt tên là Elian 2) còn được sự yểm trợ của máy bay, xe tăng, đại bác do Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm trực tiếp điều động. A1 là cứ điểm mạnh nhất của De Castries tại Điện Biên Phủ.

Trung đoàn 174 nhận nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm đồi A1. Trước đó, những người lính tham gia đào hầm, hào. Hàng tháng trời họ không cầm súng mà cầm quốc xẻng đào giao thông hào dễn đến đồi A1.

Ngày 30/3, theo nhiệm vụ, họ xuất phát đánh đồi A1, ngỡ rằng đó sẽ là đêm toàn thắng. Nhưng trận đánh chỉ làm địch ở A1 thiệt hại nặng, chúng bám trụ lại được dựa vào hỏa lực lợi hại trên đồi và một hầm ngầm bí mật mà phía ta chưa biết tới.

Ngày 31/3, ta củng cố quân số, điều thêm quân vào A1. Từ đó tới ngày chiến thắng, ông Đỗ Ca Sơn cùng đồng đội đã tham gia trận đánh kéo dài suốt 38 ngày đêm.

“Ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng tấc đất theo đúng nghĩa đen của nó. Nghĩa là cứ giao tranh, bên nào cũng tiến lên muốn giành từng ít, từng ít một”, ông Đỗ Ca Sơn nói.

Ông kể: “Địch ở phía trước ta có mấy chục m, có thể nhìn thấy nhau, nói to là nó nghe thấy. Nên ta chỉ cần ngủ quên là nó thò sang, chợp mắt một chút thôi là nó ‘chộp’ ngay, nã súng đạn ngay. Chúng tôi cứ ở dưới hầm hào chi chít như vậy, ăn, ngủ tranh thủ”.

Khi được hỏi ở dưới hầm hào, việc ăn uống của người lính ra sao, ông Sơn giơ đôi bàn tay trắng hồng hào lên: “Thì cứ cầm cơm nắm cá khô mà ăn”. Ít ai nghĩ đôi bàn tay cầm phấn, cầm bút mực của nhà giáo ưu tú ấy từng cầm nắm cơm đôi khi có cả vị bùn đất, mùi máu.

Dưới hào, nhiều khi gặp đồng đội bị thương, tử trận, tay người lính không thể không dính máu. Chẳng thể rửa, tay của họ chỉ kịp xoa vào đất, nhưng mùi máu vẫn còn ở kẽ tay. Lót miếng vải dù cầm cơm ăn, họ ngửi thấy mùi máu.

Suốt 38 ngày đêm dưới hầm hào, họ thiếu nước nên không tắm, không rửa mặt đánh răng, không được thay quần áo mới. Mỗi người lính có 2-3 bộ quần áo, sau một ngày chiến đấu lại cởi ra, không giặt mà gấp vào rồi lấy bộ quần áo cũ thay. Nước uống còn không có, nước sinh hoạt trở thành xa xỉ.

Ở dưới hầm hào, những người lính sợ nhất mỗi lần di chuyển. Hào chi chít như mạng nhện, lại ở gần địch như vậy, mỗi lần di chuyển nhấp nhô dễ khiến địch trông thấy mà nã đạn vào.

Nhưng đáng sợ nữa với người lính khi ấy là di chuyển mà gặp thi thể đồng đội. Đồng đội ngã xuống thì nằm luôn ở đấy, chưa kịp cáng đi. Trời đầu hè nắng nóng, thịt dễ phân hủy.

“Di chuyển dưới hào, thấy đồng đội nằm đấy mà đau xót. Tình thế cam go ấy chẳng thể nhảy qua, mà phải dẫm lên đồng đội thì không đành; phải dẫm vào chân, vào tay cho đồng đội đỡ đau để mình tiếp tục di chuyển chiến đấu. Thương đồng đội vô cùng”, ông Sơn nhớ lại.

Cuu binh Dien Bien Phu va chuyen 38 ngay dem duoi doi A1 hinh anh 2 Ca_Son_Zing_2.jpg

Sách Người lính Điện Biên kể chuyện do Đỗ Ca Sơn kể, Kiều Mai Sơn thể hiện, NXB Kim Đồng phát hành.

“Chúng mày ơi, sống rồi”

Ngày 7/5, khi biết quân ta đã chắc thắng, phía địch đầu hàng, người lính chiến đấu ở đồi A1 rất vui mừng nhưng chẳng ai reo hò. “Chúng tôi không thể reo hò, không nhảy lên ăn mừng, không nhảy múa khi biết mình chắc thắng. Không phải chúng tôi không vui. Ngược lại, chúng tôi sung sướng lắm chứ. Nhưng chúng tôi kiệt sức rồi”, ông Sơn kể.

Ông tiếp lời: “38 ngày đêm ròng hầu như không ngủ, hầu như không lên mặt đất, không tắm, không giặt, không đánh răng không thay quần áo. Đến ngày 7/5, chúng tôi rã rời, không còn sức để reo hò nhảy múa”.

Khi ấy, những người lính chiến hào nắm chặt tay nhau, ôm lấy nhau, ai còn tí sức thì đấm vào nhau. “Tôi cũng nắm tay đồng đội rồi lên khỏi hầm hào. Lên mặt đất, tôi nằm thẳng cẳng, ngửa mặt lên nhìn trời xanh và nói: ‘Chúng mày ơi sống rồi’”.

Cuu binh Dien Bien Phu va chuyen 38 ngay dem duoi doi A1 hinh anh 3 Ca_Son_2.jpg

Ông Đỗ ca Sơn và những người lính đồi A1 trong một lần tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp lại.

Chiến dịch thắng lợi. Giây phút ấy, ông Sơn nghĩ tới mẹ và các em đang ở vùng tạm chiếm. “Sau trận này thế nào cũng được về gặp mẹ và các em. Tôi sẽ về lại ngôi nhà của mình ở phố Chân Cầm. Tôi chỉ nghĩ được vậy, mà bạn tôi cũng chỉ nghĩ được vậy thôi. Chiến thắng là được về thăm bố mẹ”.

Ngoài gia đình, ông Sơn cũng nhớ những đồng đội đã hy sinh của mình: “Có những đứa chỉ ngã xuống vài tiếng đồng hồ trước giờ chiến thắng. Thương lắm những thằng bạn dũng cảm tiến lên mà không được nhìn thấy phút chiến thắng”.

Giờ đây, ở tuổi 88, nước mắt đã khô, nghĩ về giờ phút chiến thắng, ông Sơn vẫn nghẹn lòng khi nhắc tới đồng đội. Phút chiến thắng cũng như giờ đây hòa bình, phát triển, không thấy tiếng bom đâu, chỉ thấy tiếng sóng dậy trong lòng nhớ thương đồng đội đã ngã xuống.

Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/cuu-binh-dien-bien-phu-va-chuyen-38-ngay-dem-duoi-doi-a1-post1081792.html)

Tiếp tục đọc

Tác giả

Thiên tài thi ca từng bị giới phê bình ‘bỏ rơi’

Thomas Chatterton chọn cách quên sinh khi mới hơn 17 tuổi vì tác phẩm không được người đời đón nhận. Đến thế kỷ cuối XVIII, giới phê bình mới phát hiện tài năng của ông.

Sáng tác từ khi 10 tuổi, những vần thơ của Thomas Chatterton (1752-1770, sinh ra tại Bristol, Anh) có ảnh hưởng tới phong trào thơ lãng mạn của Anh và thế giới sau này. Nhưng khi thi sĩ trẻ còn sống, không mấy người phê bình nhận ra tài năng thiên bẩm của ông.

Thien tai thi ca tung bi gioi phe binh ‘bo roi’ hinh anh 1 Thomas_Chatterton.jpg

Thomas Chatterton đắm chìm trong những vần thơ. Ảnh: Britannica.

Thiên tài mắc chứng khó đọc

Cha của Thomas Chatterton là thành viên trong dàn thánh ca của nhà thờ, đã qua đời khi cậu còn trong bụng mẹ.

Nhưng bất hạnh chưa dừng lại ở đó. Tuổi thơ của Thomas tràn ngập nước mắt và bị bủa vây bởi sự cô độc. Khi còn nhỏ, thiên tài nước Anh mắc chứng khó đọc. Trường học từ chối giảng dạy và cho rằng cậu là đứa trẻ bất thường, đần độn.

Quá khứ của Thomas là những tháng ngày bị nhốt một mình trên căn gác với bảng chữ cái cho đến khi cậu biết cách phát âm chúng.

Một ngày nọ, cậu bé 7 tuổi bị hấp dẫn bởi thanh âm từ tiếng đàn của người cha quá cố. Từ đó, cậu bắt đầu say mê nhạc và học cách đọc thông thạo qua âm nhạc.

Nhờ sự chỉ dạy của mẹ, Thomas Chatterton sớm đọc thông viết thạo và chứng tỏ sự nhạy cảm với thanh âm, từ ngữ. Từ khi biết chữ, Thomas đọc hết Kinh thánh và những tài liệu mà người cha quá cố để lại trong chiếc giương cũ kỹ.

Bài thơ đầu tiên Thomas sáng tác năm 10 tuổi, có tựa đề On the Last Epiphany. Năm 1760, cậu được gửi tới trường từ thiện Golston’s Hospital, Bristol. Đây là nơi có chất lượng giáo dục tệ hại, được miêu tả như nhà tù. Học sinh phải tuân thủ các quy định tôn giáo, nếu không muốn bị đuổi.

Chủ yếu thời gian của Thomas khi ở Golston’s Hospital là đắm chìm trong những vần điệu, thanh âm. Năm 1767, khi gần 15 tuổi, cậu rời khỏi ngôi trường cầm tù, tới giúp việc cho luật sư John Lambert.

Công việc này cũng không tạo cho chàng trai sự hấp dẫn. Ban ngày, Thomas làm công việc tẻ nhạt. Tối đến, cậu đắm mình trong những vần thơ lãng mạn.

Thien tai thi ca tung bi gioi phe binh ‘bo roi’ hinh anh 2 4044.jpg

Bức tranh “The Death of Chatterton” Henry Wallis vẽ năm 1856, lấy cảm hứng từ vụ tự tử của nhà thơ trẻ Thomas Chatterton. Ảnh: Wiki.

Giá trị để lại của thi sĩ đoản mệnh

Năm 1769, thi sĩ trẻ gom góp được “túi thơ”, mang đến nhờ Horace Walpole – nhà thơ lớn đương thời – nhận xét. Do tự ti vào khả năng của bản thân, cậu bé 17 tuổi không dám nhận mình là tác giả mà nói dối thơ của một thầy tu tên Thomas Rowley – sống ở thế kỷ XV.

Trái ngược sự háo hức và đầy nhiệt huyết của trái tim non trẻ, Walpole tỏ ra thờ ơ với các sáng tác mà Thomas mang tới. Nhà phê bình còn dành cho chàng trai 17 tuổi những lời nhận xét lạnh lùng, cay nghiệt.

Chính điều đó đã khiến Thomas Chatterton thất vọng và lặng lẽ tìm đến London, bán những bài thơ của mình cho các tạp chí. Chàng trai trẻ sống bằng nghề bán thơ châm biếm, mua vui cho đời. Nhưng công việc này cũng chẳng tồn tại được bao lâu. Thomas sớm thất nghiệp và rơi vào nghèo khó, túng quẫn.

Không một xu dính túi, bụng rỗng, Thomas từ chối sự giúp đỡ của bạn bè, bởi lòng tự trọng không cho phép. Ngày 24/8/1770, nhà thơ trẻ tự kết liễu đời mình bằng thạch tín tại nhà thờ Holborn (London, Anh).

Sau cái chết của Thomas Chatterton, giới phê bình bắt đầu chú ý tới những vần thơ khác lạ của vị thầy tu Thomas Rowley. Nhiều cuộc tranh cãi trên văn đàn nổ ra nhằm tìm kiếm tác giả thật.

Sự thật về thầy tu giả Thomas Rowley được đưa ra ánh sáng. Khi đó, người ta mới phát hiện thiên tài thi ca Thomas Chatterton bị bỏ rơi. Giới phê bình thế kỷ XVIII ca tụng nhà thơ đoản mệnh là “Shakespare thứ hai”, được xem là thi sĩ mở đầu cho phong trào thơ lãng mạn nước Anh.

Các nhà thơ lãng mạn sau này như Wordsworth và Keats đều bị ảnh hưởng bởi âm hưởng trung cổ trong những vần điệu của Thomas Chatterton. Chỉ tiếc nhà thơ đoản mệnh không biết được giá trị của vần thơ mà mình mang lại.

Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/thien-tai-thi-ca-tung-bi-gioi-phe-binh-bo-roi-post1080230.html)

Tiếp tục đọc

Tác giả

Viết là thứ đời sống bay vút trên đôi cánh sáng tạo

Tôi không cho rằng hễ ai cầm bút, viết gì đó lên giấy, ghép thành một cuốn sách là sẽ thành nhà văn. Viết đơn giản chỉ là sự liên kết bản thân mình với những cuốn sách mình đã đọc.

Tôi thường viết và đấy không phải công việc chính của mình. Viết như một thói quen thường xuyên và bắt buộc trong mọi lúc, bất kể lúc nào, ở bất kỳ đâu, không một lúc nghỉ tay.

Tôi không cho rằng hễ ai cầm bút, viết gì đó lên giấy, ghép thành một cuốn sách là sẽ thành nhà văn. Thực sự thì thế giới này không có nhiều nhà văn đến thế, ngay cả khi có ai đó gọi họ như vậy thì đấy vẫn chỉ là một cách xưng danh lộ liễu, những kẻ bị mặc định vào một vai trò không đúng với bản thân. Viết, đơn giản chỉ là sự liên kết bản thân mình với những cuốn sách mình đã đọc.

Viet la thu doi song bay vut tren doi canh sang tao hinh anh 1 original.jpg
Viết, đơn giản chỉ là sự liên kết bản thân mình với những cuốn sách mình đã đọc.

Thuở nhỏ, tôi viết vì niềm hào hứng ghi chép lại các giấc mơ, sự tưởng tượng được dệt ra khi mình xem, nghe và đọc một thứ gì đấy. Nếu không thỏa lòng với một chương sách, bạn hoàn toàn có thể viết lại chương sách đó theo ý mình. Dĩ nhiên, bạn chỉ nên giữ trong ngăn kéo riêng, cho đến khi bạn vượt qua chúng, biến những gì mình đọc trở thành mặt phẳng để mình đi lên.

Khi đọc The Metamorphosis, Marquez đã khoái chí mà hô lên rằng: “Viết như vậy cũng được ư”. Và ông đã theo đuổi một lối viết, cũng tương tự như một ngày trên máy bay ông đọc Người đẹp say ngủ trên chuyến đi rồi bắt tay viết Hồi ức những cô gái điếm buồn của tôi.

Marquez không phải kẻ đạo văn, chí ít thì không ai coi ông là kẻ sao chép những ý tưởng không phải của mình. Tôi cho rằng đấy là sự kế thừa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những trí tuệ đi song song trong một hành lang.

Nếu đọc sách chỉ là những cử động lật, mở trang giấy, khảo sát các câu chuyện, tìm hiểu những mạch ngầm một cách khách quan và thụ động thì viết là một hành động tự làm chủ, kẻ viết thiết tạo cho mình những lối đi, đồng thời là người nhập cuộc với nhiều thân phận và cảm xúc khác nhau. Đặt lên giấy ký ức của bản thân, tôi có thể nối vào ký ức của nhiều người khác, thậm chí bẻ xoắn chúng theo ý mình, lồng ghép từng mảnh nhỏ bằng chất dính vô hình.

Viết không còn là quá trình tìm hiểu bản thảo của người khác mà đấy chính là tôi. Tôi tự khám phá, giải mã tôi, hoán đổi cuộc đời tôi trong nhiều vai, trong nhiều tầng lớp người, tôi được phép chết nhiều lần chứ không phải chỉ một lần duy nhất như cái thân xác trần tục ngoài đời sống. Viết là đời sống, thứ đời sống bay vút trên đôi cánh sáng tạo.

Viet la thu doi song bay vut tren doi canh sang tao hinh anh 2 Tolkien.jpg
Viết là đời sống, thứ đời sống bay vút trên đôi cánh sáng tạo.

Viết là một khoái thú đưa tinh thần ngưỡng cao hơn thể xác. Mỗi người chỉ sở hữu một cơ thể với đủ thứ khiếm khuyết, mạnh yếu khác nhau. Thậm chí tôi có thể mất đi một phần cơ thể, bị biến dạng sau một cú tai nạn nhưng bằng việc viết, tôi có thể tái tạo lại mất mát, dù mang chúng trở lại cơ thể nhưng đấy chính là sự tái sinh thứ hai trong đời người.

Với ngòi bút sắc, tôi tạo tác lại đôi mắt mình, họa thêm sâu sắc, kéo dài đôi chân, tạo thêm nhiều đường nét cơ thể và nếu tôi chỉ có thể nằm một chỗ thì tinh thần tôi có cơ hội đưa mình đi xa hơn, đi tới khắp hang cùng ngõ hẻm, băng qua mọi địa hình núi đá, bay khắp tận trời cuối đất.

Bằng trí tưởng tượng tuyệt vời mà nhân loại đã có những kiệt tác trứ danh như Frankentein, Faust, Cá voi trắng, 45 độ F, Đồi gió hú… Thứ di sản đã hằn sâu vào ký ức đời đời, để rồi khi chúng ta lật sách đọc, họ lại tái sinh và thêm một lần tái sinh nếu có người chuyển hóa những gì mình đọc thành một cuốn sách riêng.

Viết lại, viết tiếp, đưa người chết vào trang giấy trong một cuộc đối thoại trực diện vượt qua mọi rào cản về thời gian, phá tung mọi sự logic cổ hủ theo lối hiểu một chiều của truyện trinh thám. Ở đó tôi nhìn thấy tiền nhân bằng sự phóng tưởng của mình, được nghe giọng họ vang lên, tiếng cười, sự khoái trá cùng nỗi buồn miên kiếp mà họ đã chất nặng trên mình cho đến lúc thành tro bụi.

Khi tôi viết, tôi hoàn thành sứ mệnh chắp nối lại những ký ức đã thất tán trong thời gian, đồng thời tôi có thể khui khỏi mặt đất những sự thật bị che giấu bởi quyền lực, dẫu chẳng để làm gì. Tôi là người viết và tôi chỉ làm những gì mình muốn, những gì mình thích, toàn tâm với trách nhiệm nặng vai khi cầm bút.

Viet la thu doi song bay vut tren doi canh sang tao hinh anh 3 Northanger808.jpg
Tôi là người viết và tôi chỉ làm những gì mình muốn, những gì mình thích, toàn tâm với trách nhiệm nặng vai khi cầm bút.

Tự thân mỗi người đã là một cuốn sách chưa được viết. Cuộc đời một người không nhiều hoa hồng đến thế và thứ hoa đấy lắm gai và chóng tàn. Tôi, bạn hay bất cứ ai trên cõi đời này, cả người chết trẻ, chết già, bệnh tật hay tai nạn… đều tải trong mình hàng tá nỗi niềm, đủ thứ cảm xúc, sự chống đối, đồng thuận, gượng ép, hoan lạc và tuyệt vọng.

Chợt một ngày lạnh, một người nằm mộng thấy mình thoát khỏi thân xác, choãi đôi tay như cặp cánh và lượn lờ trên những mái nhà, ngửi thấy mùi mưa tàn làm ướt phố. Thế rồi nay xuyên qua mặt trăng và đi vào một thế giới hắc ám, lúc tỉnh giấc người đó vẫn nhớ rõ giấc mơ, lơ đễnh cả ngày vì cuốc bay ngắn ngủi đó, đấy há chẳng phải một hồi sách dở dang sao.

Đừng cho là tôi mách dại nhưng bạn hãy dành riêng cho mình một tuần nghỉ dài, thậm chí chỉ cần một ngày, bỏ hết mọi công việc, xé tan mọi hợp đồng béo bở, bạn thử ngồi trong một nơi yên tĩnh và chép lại ký ức của mình. Hoặc bạn có thể tìm đến nơi này, nơi kia, gặp một ai đó trong tình cờ và nghe họ kể về cuộc đời chính họ, lắng nghe một cách thành tâm và trầm tĩnh là bạn đã có được vài trang sách nhỏ.

Một đời sống đầy tai ương, đầy tội lỗi, nửa vui nửa buồn, đau đớn chỉ một phần, một đời sống lặn biến trong những giấc mơ tưởng tượng, thậm chí một đời sống ngoan hiền, an phận trong tấm khuân của người khác, đầy dè dặt và ái ngại việc bày tỏ mặt thật trước những lời đàm tiếu ác ý… Thì đấy vẫn là một cuốn sách, ngay cả khi bạn không viết ra thì cuốn sách vẫn tồn tại, ngủ lịm đi cho đến ngày bạn chết. Tuy nhiên, nếu bạn có viết ra, viết đúng như những gì ghi trong sách thì bạn cũng chỉ lấy ra cuốn sách đấy trong dạng sách nhật ký, ghi chép.

Để có một cuốn sách lớn hơn thì sự đòi hỏi càng cao, từ việc vận dụng trí tuệ và sự sáng tạo để những con chữ chết hóa thành con mắt bay qua lửa. Không ai có tư cách để quyết định số phận một cuốn sách cũng như luận về sự hay dở, nếu cuốn sách đấy là tinh túy của một người.

Bạn viết chơi chơi thì sẽ có người đọc bạn chơi chơi, còn bạn viết nghiêm túc thì cũng sẽ có người như vậy tìm đến bạn. Nhưng tin tôi đi, đừng mong chờ gì ở những điều đó, người viết chỉ có một còn người đọc thì rất nhiều và khi người viết nhiều lên thì lượng người đọc cũng gấp bội, thật khó để chọn ra một người đọc lý tưởng. Điều quan trọng vẫn là cuốn sách đời mình có được viết ra hay bỏ xó thẳm sâu trong chiếc hộp ký ức.

Viet la thu doi song bay vut tren doi canh sang tao hinh anh 4 bBRheNq.jpg

Bạn viết chơi chơi thì sẽ có người đọc bạn chơi chơi, còn bạn viết nghiêm túc thì cũng sẽ có người như vậy tìm đến bạn.

Còn tôi là người viết bởi tôi đã được lựa chọn phải cầm bút và đấy cũng là chọn lựa của chính mình. Tôi sẽ không bỏ sót bất cứ cuốn sách nào, không tuân thủ theo những gì đã được viết sẵn. Tôi là người viết nên tôi viết và tôi chắc chắn tôi không phải nhà văn.

Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/viet-la-thu-doi-song-bay-vut-tren-doi-canh-sang-tao-post1062182.html)

Tiếp tục đọc

Xu hướng